5 TÁC HẠI CỦA KÍNH ÁP TRÒNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

5 TÁC HẠI CỦA KÍNH ÁP TRÒNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Mục lục [Ẩn]

Tác hại của kính áp tròng có thể sẽ gây đỏ mắt, cộm mắt, ngứa mắt, khô mắt. Nhưng nó chỉ xảy ra khi bạn không đeo hoặc bảo quản kính áp tròng đúng cách, và tất nhiên, nó đều có cách giải quyết.

Hãy cùng Angel Eyes tìm hiểu rõ hơn về tác hại khi đeo lens và cách khắc phục qua bài viết dưới đây nhé!


ĐỎ MẮT, NGỨA MẮT


Đỏ mắt khi đeo kính áp tròng

Việc đỏ mắt khi đeo kính áp tròng có thể là do những các chất gây kích ứng như khói, bụi, sương mù và lớp trang điểm vô tình được tích tụ trong mắt.Từ đó, gây ra kích ứng mắt và dẫn đến hiện tượng đỏ mắt.

Cách khắc phục khi bị đỏ mắt

Khi bạn bị đỏ mắt, hãy làm theo 4 bước sau:

  • Lập tức tháo lens ra, rửa sạch và bảo quản lens bằng nước ngâm mới.

  • Nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo, để mắt nghỉ ngơi, không cố gắng đeo lại lens cho đến khi mắt hết đỏ.

  • Nhắn tin thông báo tình hình với Angel Eyes để được hỗ trợ kịp thời.

  • Trong thời gian 1-3 ngày, nếu mắt vẫn chưa hết đỏ, bạn đến bệnh viện để thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ.


CỘM MẮT


Hiện tượng bị cộm mắt sau khi sử dụng kính áp tròng là do bán kính cong của lens (BC) quá nhỏ hoặc quá lớn với mắt, lens bị trầy rách, xước viền hoặc trong thời gian mang lens có bụi bay vào mắt.

Cách khắc phục khi bị cộm mắt

Khi bị cộm ở mắt, bạn cần làm theo những bước sau:

  • Bước 1: Lập tức tháo lens ra ngay. Nếu không rõ, hãy tham khảo bài viết cách tháo lens.

  • Bước 2: Dùng nước nhỏ mắt chuyên dùng cho kính áp tròng để làm dịu mắt.

  • Bước 3: Kiểm tra xem kính áp tròng có bị trầy rách hay xước viền hay không? Có bụi bẩn bám trên lens hay không?

  • Bước 4: Kiểm tra lại xem bạn đã đeo đúng mặt lens chưa. Nếu bạn vẫn chưa biết cách, hãy tham khảo cách phân biệt đúng mặt lens.

  • Bước 5: Nếu những vấn đề trên đều không có nhưng tình trạng cộm vẫn không hết thì hầu như chắc chắn là do bán kính cong của kính áp tròng không hợp với mặt. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải thay mẫu lens mới.


CAY MẮT


Cay mắt khi đeo lens

Trong trường hợp đôi lens bạn đã từng sử dụng bỗng nhiên bị cay thì có thể nguyên nhân chính là ở thành phần nước ngâm không hợp với mắt và lens khiến lens bị cay. Có 1 số trường hợp khác lens sẽ bị cay nếu như bạn lỡ để lens tiếp xúc với nước máy bình thường hoặc nước mưa sẽ khiến lens bị cay.

Cách khắc phục khi bị cay mắt

  • Trường hợp này bạn nên dùng đôi lens khác vì dù có ngâm lại với nước ngâm mới thì lens vẫn sẽ bị cay, không tiếp tục sử dụng được.
  • Ngoài ra, hạn chế tuyệt đối trường hợp để nước máy, nước mưa chảy vào mắt khi đeo kính áp tròng.
  • Không được mang kính áp tròng khi đi bơi, đi tắm.


KHÔ MẮT


Khô mắt khi đeo kính áp tròng

Tình trạng khô mắt thường xảy ra đối với những trường hợp tiếp xúc với môi trường ngoài nhiều hoặc trong môi trường văn phòng yêu cầu bạn phải tiếp xúc với máy tính nhiều.

Cách khắc phục khi bị khô mắt

  • Nên đặt màn hình máy tính hoặc màn hình điện thoại dưới mắt của bạn để mắt không phải mở to hơn để nhìn.

  • Nên đeo kính mát khi ra ngoài, đi xe.

  • Đừng nên để gió thổi vào mắt.

  • Thường xuyên nhỏ mắt bằng nước nhỏ mắt cho lens chuyên dụng. Nó có thể là nước nhỏ mắt lens Aqua B5 hoặc nước nhỏ lens Angel Eyes Care.

  • Tránh tiếp xúc khói thuốc và không được hút thuốc khi đeo kính áp tròng.


NHIỄM TRÙNG Ở MẮT


Nhiễm trùng mắt khi đeo lens

Hiện tượng nhiễm trùng mắt khi đeo kính áp tròng chủ yếu là do vệ sinh lens mắt kém hoặc do các thói quen xấu như đeo kính áp tròng ngủ qua đêm, không biết cách bảo quản hay đeo lens kính đúng phương pháp.

Cách tránh tình trạng nhiễm trùng mắt

  • Vệ sinh tay thật kỹ trước khi đeo hay tháo lens.

  • Không nên đeo lens đi ngủ hay đeo lens qua đêm.

  • Bảo quản kính áp tròng đúng cách.

  • Chỉ nên đeo kính áp tròng đúng với thời gian hạn định của mỗi loại. Cụ thể, kính áp tròng Silicone Hydrogel có thể sử dụng từ 12-24 tiếng/ 1 ngày. Nhưng bù lại, loại lens mắt này thời gian sử dụng bị rút ngắt chỉ còn 6 tháng và sử dụng tốt nhất trong 3 tháng đầu tiên.

  • Phải đeo lens và vệ sinh đúng cách.

  • Nên rửa lens bằng nước ngâm chuyên dụng và nhỏ mắt bằng nước nhỏ mắt cho lens chuyên dụng. Tuyệt đối không được rửa lens bằng nước.


MẮT BỊ MỜ KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG


Mắt bị mờ khi đeo lens

Việc mắt bị mờ khi đeo kính áp tròng không phải là hiện tượng xa lạ và cũng không quá nguy hiểm. Nó có thể chỉ là do phiếu đo mắt đã hết hạn, đeo lens không đúng mặt,...

Cách khắc phục khi mắt bị mờ khi đeo kính áp tròng

  • Nên đi kiểm tra mắt định kỳ. Bởi lẽ, tùy tính chất công việc mà có thể độ cận của bạn có thể tăng thêm theo thời gian.

  • Nên kiểm tra xem mắt bạn có bị loạn thị hay không.

  • Kiểm tra lại xem bạn đã đeo lens đúng mặt chưa.

  • Kiểm tra hạn sử dụng của kính áp tròng.

  • Do bán kính cong của kính áp tròng quá rộng hoặc quá chật với nhãn cầu.

Trên đây là 5 tác hại phổ biến nhất khi đeo kính áp tròng nếu không trang bị đủ kiến thức. Mong rằng những cách khắc phục cho 5 vấn đề trên có thể giải đáp phần nào thắc mắc cho các bạn đọc.

Cùng lưu lại các thông tin của Angel Eyes nào:

  • Địa chỉ: 501 Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, Quận Phú Nhuận
  • Giờ mở cửa: 8h30 – 21h (Thứ Hai – Thứ Bảy) | 8h30 – 20h (Chủ Nhật)
  • Hotline: 0932 004 221
  • Điện thoại: 028 6264 7008
  • Website: www.angeleyes.vn
  • Fanpage: Angel Eyes Contact Lens
  • Instagram: @angeleyes.vn



← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

article