Mục lục [Ẩn]
Loạn thị là gì? (Loạn thị là như thế nào?)
Loạn thị, hay còn gọi là hội chứng Astigmatism, là một tật khúc xạ của mắt. Giác mạc của người bị loạn thị có hình dạng khác thường, những tia sáng thay vì tụ lại một điểm thì lại bị khuếch tán trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được bị nhoè và có hình dạng méo mó. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt. Mỗi người có một mức độ nhìn khác nhau. Trong đó, lý tưởng nhất là nhãn cầu có hình dạng như một quả bóng tròn làm ánh sáng chiếu vào và uốn cong đều để giúp bạn nhìn rõ. Loạn thị có thể xảy ra đồng thời với cận thị, viễn thị thành tật cận loạn và viễn loạn.
Có hai dạng loạn thị chính:
Loạn thị giác mạc là tình trạng giác mạc bị lệch.
Loạn thị thấu kính là tình trạng ống kính bị lệch.
Triệu chứng của loạn thị
Triệu chứng của hội chứng loạn thị có thể khác nhau tùy người mắc phải tật ở mắt này. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều có các triệu chứng sau:
Triệu chứng đặc trưng là hình ảnh nhìn thấy bị nhoè đi và méo mó dù vật nằm ở khoảng cách gần hay xa. Hình ảnh nhìn thấy có xuất hiện 2 – 3 bóng mờ.
Khó nhìn hơn vào trong không gian tối.
Thường nhanh mỏi mắt, nheo mắt và chảy nước mắt
Đau đầu và cổ khi tập trung nhìn.
Nguyên nhân bị loạn thị
Nguyên nhân chính gây ra tật loạn thị là sự biến dạng của giác mạc. Giác mạc có hình dạng uốn cong như hình quả bóng tròn sẽ giúp tia sáng tụ lại tại 1 điểm trên võng mạc, giác mạc của người mắc loạn thị thường có hình quả trứng với hai đường cong khác nhau, tia sáng tụ lại trên 2 điểm hoặc nhiều hơn trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được bị mờ hoặc méo mó.
Ngoài sự biến dạng giác mạc, một số yếu tố có thể trở thành nguyên nhân loạn thị bao gồm:
Do di truyền.
Sẹo để lại do một số phẫu thuật hoặc chấn thương ở mắt.
Người mắc bệnh Keratoconus khiến giác mạc bị thoái hoá và biến dạng thành hình chóp.
Sinh thiếu tháng cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc tật loạn thị.
Từ nguyên nhân, có thể thấy những người có người thân từng mắc tật loạn thị hoặc các rối loạn khác ở mắt, có sẹo ở giác mạc do chấn thương, những người từng trải qua phẫu thuật ở mắt như phẫu thuật thuỷ tinh thể, và những người mắc các tật về mắt ở mức nặng như cận thị nặng hoặc viễn thị nặng có nguy cơ cao mắc phải tật loạn thị.
Loạn thị có chữa được không?
Loạn thị gây ra rất nhiều xáo trộn cho khả năng thị lực của người bệnh, nếu như không được điều trị đúng cách, lâu dần loạn thị sẽ tiến triển thành nhược thị. Lúc này người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong điều trị, và trầm trọng hơn có thể sẽ đánh mất thị lực vĩnh viễn
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học ngày nay thì loạn thị hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được chẩn đoán sớm và tiếp nhận phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu điều trị loạn thị là điều chỉnh lại độ cong của giác mạc trở lại bình thường nhằm cải thiện khả năng nhìn rõ và mang lại sự thoải mái cho mắt.
Loạn thị có tự khỏi được không ?
Đối với người bị loạn thị nhẹ (<1 độ) thường không ảnh hưởng đến khả năng thị lực. Cho nên, trường hợp này loạn thị không cần chữa, mà nó có thể giảm và tự khỏi.
Cách chữa loạn thị
1 - Cách chữa loạn thị tại nhà
Khi làm việc, học tập trên máy tính, điện thoại quá lâu, chúng ta thường cảm thấy mỏi mắt và khó để tập trung. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, sức khỏe đôi mắt sẽ chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt với những người đang bị loạn thị.
Chính vì thế, một trong những cách điều trị mắt loạn thị tại nhà mùa dịch đó là thư giãn cơ mắt, giảm thiểu tình trạng nhức, mỏi mắt hoặc đau mắt do phải làm việc liên tục. Cách thực hiện khá đơn giản, chúng ta chỉ cần để ngón cái ở trước mắt, khoảng cách của ngón tay cái so với mũi là 10 cm. Sau đó, bạn hãy di chuyển dần dần ngón tay từ vị trí mắt không thể nhìn thấy cho đến vị trí mắt có thể nhìn rõ để cơ ở mắt có thời gian thư giãn.
2 - Chữa loạn thị bằng phương pháp mổ mắt:
Loạn thị có mổ được không cũng được rất nhiều người quan tâm. Hiện tại, phẫu thuật khúc xạ sẽ giúp điều chỉnh lại các đường cong của giác mạc, cải thiện thị lực và từ đó giảm nhu cầu đeo kính cho người bị loạn thị. Nếu bệnh nhân sở hữu một đôi mắt khỏe mạnh, bác sĩ có thể đề nghị mổ để chữa khỏi tật loạn thị
Các loại phẫu thuật khúc xạ cho tật loạn thị bao gồm:
Phẫu thuật LASIK (Định hình nhu mô giác mạc có sự hỗ trợ bằng laser): Với quy trình này, bác sĩ phẫu thuật mắt sẽ mở một đường có bản lề ở lớp biểu mô trong giác mạc (lớp vỏ mỏng bao phủ lên giác mạc). Sau đó, sử dụng tia laser excimer để điều chỉnh lại hình dạng của giác mạc. Cuối cùng đặt lại lớp biểu mô về vị trí cũ.
Phẫu thuật LASEK (Cắt lớp sừng dưới biểu mô có hỗ trợ bằng laser): Thay vì tạo một vạt trong giác mạc, bác sĩ phẫu thuật sẽ nới lỏng lớp biểu mô bằng một loại cồn đặc biệt. Sau đó, sử dụng tia laser excimer để thay đổi độ cong của giác mạc và sau đó định vị lại biểu mô đã nới lỏng ban đầu. Ngoài ra, còn có phương pháp Epi – LASIK, trong đó bác sĩ sử dụng một dao phẫu thuật đặc biệt thay cho cồn.
Phẫu thuật mắt PRK (Cắt bỏ lớp sừng biểu mô giác mạc). Thủ tục này tương tự như phẫu thuật LASEK, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành loại bỏ lớp biểu mô bảo vệ giác mạc. Sau đó, lớp biểu mô này sẽ phát triển trở lại một cách tự nhiên, phù hợp với hình dạng mới của giác mạc. Bạn có thể phải đeo kính áp tròng trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật.
3 - Chữa loạn thị bằng kính đeo mắt, kính gọng
Kính mắt có chứa một thấu kính hình trụ đặc biệt, có tác dụng bù đắp cho hình dạng không đồng đều của mắt loạn thị. Tròng kính sẽ đưa ánh sáng tập trung lại một điểm trên đúng võng mạc, nhờ vậy mà hình ảnh về mắt rõ ràng hơn ở mọi khoảng cách. Sử dụng kính gọng trong điều trị loạn thị là cách đơn giản nhất giúp hỗ trợ người bệnh cải thiện khả năng thị lực mà không cần động đến cấu trúc mắt.
Hiện nay kính gọng trong điều trị tật loạn thị không còn xa lạ, trong đó có loạn thị. Đó là phương pháp được y học ứng dụng trong điều trị tật khúc xạ từ sớm và nó vẫn là giải pháp an toàn và hiệu quả cho đến tận bây giờ
4 - Chữa loạn thị bằng kính áp tròng cứng Ortho K
Đeo kính gọng và sử dụng kính tiếp xúc cứng Ortho K là giải pháp hỗ trợ điều chỉnh các thông số ở mắt cho người loạn thị hiệu quả và an toàn nhất, giúp mắt có thể nhìn rõ mọi vật và dễ chịu.
Ortho-K hay Orthokeratology là một loại kính áp tròng cứng giúp định hình lại “tạm thời” hình dạng của giác mạc và cải thiện thị lực. Nó được thiết kế đặc biệt với khả năng thấm khí nhằm cung cấp oxy cho mắt, đảm bảo mắt luôn khỏe mạnh và đủ chắc chắn để định hình lại hình dạng của giác mạc.
Hiện nay, kính áp tròng chữa loạn thị Ortho-K được sử dụng rộng rãi, đã được Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ đảm bảo độ an toàn. Sản phẩm được đánh giá không gây hại hay để lại biến chứng nguy hiểm nào cho mắt. Theo các bác sĩ chuyên khoa, trường hợp điều trị loạn thị ở trẻ em thì tốt nhất nên đeo kính cho tới khi đủ 18 tuổi mỗi đêm.
Kính áp tròng cứng được thiết kế đặc biệt giúp định hình lại đường cong của giác mạc, góp phần cải thiện thị lực cho người bị loạn thị. Ngoài ra, hiện nay, trên thị trường xuất hiện thêm một loại thấu kính mềm được gọi là kính áp tròng toric cũng giúp điều chỉnh chứng loạn thị.
5 - Chữa loạn thị bằng kính áp tròng cận loạn
Nếu bạn lo ngại tính thẩm mỹ và độ tiện lợi khi sử dụng kính mắt, thì kính áp tròng có thể là một sự lựa chọn phù hợp hơn. Phương pháp này nhằm mục đích chính là đẩy lùi tật khúc xạ, cải thiện tầm nhìn của mắt mỗi ngày. Kính áp tròng ở Việt Nam được sử dụng khá rộng rãi trong việc điều trị tật khúc xạ. Được tạo ra với mục đích chính ban đầu không phải là làm đẹp mà được xem như một thiết bị y tế hỗ trợ những người mắc tật khúc xạ về mắt như cận, loạn hay lão thị, giúp họ có thể nhìn rõ mà không phải đeo kính gọng như truyền thống.
Kính áp tròng cho người cận loạn (hay còn gọi là kính áp tròng vừa cận vừa loạn) là một loại thấu kính mỏng không màu có chất liệu là Silicone Hydrogel hoặc Polyhema, được làm cong mặt sau để khớp vừa với giác mạc. Kính áp tròng cận loạn sẽ được đặt trực tiếp lên con ngươi của bạn, giúp cải thiện tầm nhìn của mắt thay thế cho cặp mắt kính dày thiếu tính thẩm mỹ.
Hiện tại Angel Eyes contact lens là đơn vị duy nhất cung cấp kính áp tròng cận loạn với đa dạng bước độ nhất dành cho mắt cận loạn. Cụ thể với lens cận loạn, Angel Eyes có bước độ từ 0 tới 8 kèm theo độ loạn từ -0.75 đến -2.75 với các trục thông dụng như: 0, 20, 90, 160, 180. Đây là loại lens cận loạn cao cấp được nhập khẩu từ Hàn Quốc có thiết kế đặc biệt phù hợp với mắt bị tật khúc xạ loạn thị hoặc mắt cận loạn. Khi được đưa vào mắt, kính sẽ tự động di chuyển về đúng trục loạn của người đeo.
Xem các sản phẩm kính áp tròng cận loạn của Angel Eyes tại ĐÂY
Một số lưu ý để hỗ trợ quá trình chữa loạn thị hiệu quả
Bên cạnh các phương pháp điều trị loạn thị nói trên, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và tăng cường thị lực để giúp mắt nhanh chóng hồi phục.
Thực hiện các bài tập dành riêng cho mắt để giúp thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Massage mắt hoặc dùng khăn ấm đắp lên mắt. Có thể thay khăn ấm bằng khen lạnh. Việc này sẽ giúp cho sự lưu thông máu cũng như điều hòa hoạt động của mắt.
Luyện tập quan sát mắt với những màu sắc khác nhau là cách để kích thích bán cầu hai bên não để hỗ trợ tầm nhìn tốt hơn.
Hạn chế việc làm việc với mắt quá nhiều, đặc biệt là các thiết bị điện tử và cần để mắt được nghỉ ngơi trong sau một thời gian hoạt động liên tục.
Phòng ngừa bệnh loạn thị
Khi có các triệu chứng bệnh về mắt, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra mắt một cách kỹ càng và toàn diện. Các bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra để chẩn đoán như:
- Kiểm tra thị lực bằng đo thị lực.
- Kiểm tra độ cong giác mạc.
- Kiểm tra khúc xạ.
- Kiểm tra độ tập trung ánh sáng.
Sau khi có kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị cho người bệnh.
Viết bình luận
Bình luận