NGUYÊN NHÂN ĐEO LENS BỊ KHÔ MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG BỊ KHÔ MẮT

NGUYÊN NHÂN ĐEO LENS BỊ KHÔ MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG BỊ KHÔ MẮT

Mục lục [Ẩn]

nguyen-nhan-deo-lens-bi-kho-mat

NGUYÊN NHÂN ĐEO LENS BỊ KHÔ MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG BỊ KHÔ MẮT

Hiện nay, kính áp tròng (Kính sát tròng) đã trở nên phổ biến với mọi người đặc biệt là giới trẻ. Ngoài việc thay thế kính gọng giải quyết vấn đề về thị lực (cận thị, viễn thị, loạn thị) thì kính áp tròng còn giúp bạn cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như trong các hoạt động thể thao.

Tuy tiện lợi nhưng kính áp tròng cũng rất phiền toái khi có thể gây ra những tình trạng về mắt không mong muốn nếu không được dùng đúng cách. Đôi mắt được xem là bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể. Đối với những bạn lần đầu sử dụng lens mắt nhiều vấn đề có thể xảy ra ví dụ như: Cộm mắt, bị chảy nước mắt, mỏi mắt, đỏ mắt, cay mắt và đặc biệt là khô mắt. Trong bài viết này Angel Eyes sẽ giải thích cho bạn các nguyên nhân dẫn đến việc mắt bị khô khi đeo lens và biện pháp khắc phục.


Nguyên nhân đeo lens bị khô mắt?


Đeo kính áp tròng bị khô mắt thường do 3 nguyên nhân sau:

1. Do môi trường sử dụng:

Môi trường quá nóng dẫn đến hàm lượng nước trong kính áp tròng bị bốc hơi trở nên khô cứng. Ngoài ra môi trường có gió nhiều hoặc quá lạnh cũng khiến các tinh thể nước trong kính áp tròng khô đi. Qua đó, khiến giác mạc có cảm giác bị khô, cộm.

2. Do thể trạng của mắt:

Với thể trạng mắt điều tiết nước mắt ít, lượng nước mắt điều tiết sẽ không đủ để giữ ẩm cho giác mạc và kính áp tròng. Người dung với thể trạng mắt như vậy sẽ mau cảm thấy khô, mỏi mắt hơn bình thường.

Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do bạn bị mắc phải các bệnh về mắt như viêm bờ mi, trứng cá đỏ, lẹo mắt… dẫn đến nước mắt bị bốc hơi nhanh. Điều này là do các lớp nhầy, lớp mỡ và lớp nước của mắt không làm tròn được chức năng bảo vệ nhãn cầu khỏi các tác động xung quanh. Hơn nữa nếu chất lượng nước mắt không được tốt hoặc nước không thể dàn phẳng trên mắt thì cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô.

3. Do chất lượng của lens:

Lens mắt bạn đeo có độ ẩm quá cao sẽ hút hết nước mắt có trong mắt bạn làm cho mắt bị khô. Nhiều người dùng vẫn hay nhầm tưởng rằng nếu như mắt nhạy cảm thường xuyên bị khô mắt sẽ phải sử dụng Lens có độ ẩm cao để đeo. Nhưng đó là một quan niệm quá sai lầm bởi vì độ ẩm của lens sẽ có sự tương quan với thể trạng của giác mạc. Nếu như lens có độ ẩm cao khi nước bay hơi hết, lens sẽ phải lấy nước mắt của bạn để lấp đầy khoảng trống đó dẫn đến mắt bị khô.

Ngược lại nếu như bạn sử dụng lens có độ ẩm thấp khoảng 38% thì lượng nước mắt lấy đi sẽ ít hơn Lens có độ ẩm cao. Cho nên nếu như mắt bạn thường xuyên bị khô nên sử dụng Lens có độ ẩm thấp hơn để không cần phải nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên.


Cách khắc phục khô mắt khi đeo Lens


- Cách 1: Hãy đặt màn hình máy tính hoặc điện thoại dưới tầm mắt của bạn.

Khi màn hình máy tính hoặc điện thoại ở trên tầm mắt của bạn, bạn có xu hướng mở mắt to hơn để nhìn hết màn hình máy tính tốt hơn. Ngược lại khi màn hình thấp hơn, mắt sẽ thư giãn hơn, giúp giảm sự điều tiết và mất nước của mắt.

- Cách 2: Nhắm mắt thường xuyên.

Môi trường không khí khô do nóng, quá lạnh hoặc gió nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây khô mắt khi đeo kính áp tròng. Khí hậu nhiệt đới của Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kính áp tròng bị khô nhanh trong quá trình đeo. Nếu không thể thay đổi môi trường sử dụng kính áp tròng thì lúc này giải pháp cho bạn là hãy nhắm mắt thường xuyên hơn để giúp tăng lượng ẩm trong mắt.

- Cách 3: Tránh gió thổi trực tiếp vào mắt hoặc sử dụng thêm kính che mắt để hạn chế luồng gió thổi trực tiếp vào mắt.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng kính che chắn gió, bụi khi ra đường. Vì ngoài đường là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, mầm bệnh và bụi. Bụi đường hay cát bay vào mắt sẽ làm bạn khó chịu và dụi mắt. Điều này sẽ dẫn tới việc trầy xước lens và tổn thương giác mạc.

- Cách 4: Sử dụng kèm theo dung dịch nhỏ mắt dưỡng ẩm cho kính áp tròng.

Thành phần của các dung dịch này là tổng hợp của các nguyên tố muối và Axit Hyaluronic (nước mắt nhân tạo) có thành phần giống nước mắt tự thân có tác dụng dưỡng ẩm cho mắt và kính áp tròng. Hoàn toàn không có tác dụng trị liệu nên có thể được dùng thoải mái mà không sợ các phản ứng phụ đi kèm như các dòng nước nhỏ mắt trị liệu khác.

nho-mat-lens-angel-eyes

Nước nhỏ mắt Lens Angel Eyes Care - Một trong những dòng nước nhỏ mắt Lens được khuyên dùng

- Cách 5: Bạn cần tìm hiểu kỹ và chọn dòng lens phù hợp với mắt bạn.

Nhiều trường hợp khi bạn đã bảo vệ mắt bằng việc nhỏ mắt thường xuyên, mắt bạn cũng có thể tiết đủ chất nhờn nhưng bạn vẫn cảm thấy mắt bị khô thì đó có thể là do dòng kính áp tròng đó không phù hợp mắt bạn. Bạn cần tìm hiểu và nghe phân tích tư vấn của chuyên gia để tìm ra được dòng Lens phù hợp hơn với mắt bạn. Theo các chuyên gia khuyến cáo nếu như mắt bạn nhạy cảm nên sử dụng những dòng Lens được làm bằng chất liệu silicone hydrogel và có độ ẩm tối ưu từ 38% - 42% để giữ cho mắt không bị khô.

- Cách 6: Luôn phải bảo quản Lens đúng cách khi không sử dụng.

Đảm bảo kính áp tròng luôn nằm ngập trong dung dịch bảo quản. Dòng nước ngâm lens có độ nhờn ẩm thấp cũng là yếu tố khiến mắt bị khô nếu sử dụng không phù hợp.

nuoc-ngam-lens-angel-eyes

Nước ngâm lens Angel Eyes - Một trong những dòng nước ngâm thông dụng

- Cách 7: Dùng kính áp tròng đeo 1 lần nếu mắt bạn mau khô.

Kính áp tròng dùng 1 lần thường chứa hàm lượng nước cao hơn so với loại dài ngày. Vì vậy, kính dùng 1 lần sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn khi đeo với thời gian dài.

- Cách 8: Nên đến bệnh viện thăm khám bác sĩ nhãn khoa thường xuyên.

Mắt là một bộ phận nhạy cảm, do đó khi lựa chọn sử dụng kính áp tròng thì các bạn nên tuân thủ đầy đủ nguyên tắc cũng như hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia để có được sự trải nghiệm tốt nhất. Trong trường hợp đeo lens bị khô mắt nhưng không vì những nguyên nhân như trên thì các bạn nên đến bệnh viện thăm khám bác sĩ nhãn khoa để hiểu hơn về tình trạng mắt đang bị mắc phải và cách khắc phục.

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

article