LENS CẬN GIÁ BAO NHIÊU? KÍNH ÁP TRÒNG CẬN LOẠI NÀO TỐT?
- Người viết: Bui Thanh Long lúc
- Tin Tức
- - 0 Bình luận
Mục lục [Ẩn]
CẬN THỊ LÀ GÌ ?
Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ.
Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Cận thị làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị, và độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.
Triệu chứng của tật cận thị:
Nhìn mờ khi nhìn vào vật thể ở xa
Thường xuyên nheo mắt
Nhức đầu do mỏi mắt
Khó nhìn thấy vào ban đêm
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA CẬN THỊ
1. Đeo kính gọng
Kính cận (Ảnh minh họa)
Đây là phương pháp cải thiện thị lực ra đời sớm nhất và có thể áp dụng cho mọi độ tuổi. Một cặp kính tốt nên có tròng (mắt kính) chiết suất cao giúp kính mỏng và nhẹ hơn, có tráng lớp chống tia tử ngoại và ánh sáng xanh bảo vệ mắt, kính cần được cắt đúng số, đúng tâm và vừa với khuôn mặt.
Phương pháp này dễ ứng dụng, đa dạng về chủng loại và chi phí, linh hoạt thay đổi khi độ cận thay đổi và là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đeo kính gọng cũng có những nhược điểm nhất định như gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt với người chơi thể thao, thường xuyên trang điểm, hay phải di chuyển nhiều hoặc làm việc trong các ngành nghề yêu cầu không dùng kính.
2. Phẫu thuật mắt
Hình ảnh minh họa
Mổ cận thị là phương pháp điều trị cận thị bằng cách điều chỉnh lại bề mặt giác mạc để người bị cận có thể nhìn rõ chi tiết hình ảnh mà không cần dùng kính. Đây là phương pháp có hiệu quả xóa cận tốt, nhanh chóng và an toàn nhất hiện nay.
Ưu điểm: Mổ cận thị là phương pháp duy nhất hiện nay giúp xóa cận hoàn toàn. Phương pháp điều trị này không gây đau đớn, thời gian điều trị nhanh và giúp người bệnh thoát khỏi những bất lợi của việc đeo kính cận.
Nhược điểm: Trong vòng 3 - 6 tháng sau khi mổ cận mắt xuất hiện một số triệu chứng sau khi mổ cận như mắt dễ khô, nhạy cảm hơn và cần được chăm sóc cẩn thận.
Nếu không may bị cận thị bạn cũng đừng quá lo lắng và hãy đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và nhận được phương pháp điều trị tốt nhất.
Hiện nay có nhiều phương pháp mổ cận thị hiệu quả, an toàn được áp dụng phổ biến tùy theo tình trạng sức khỏe của từng đối tượng khác nhau, cụ thể như sau:
- Phẫu thuật khúc xạ bằng phương pháp Lasik cơ bản.
- Phẫu thuật khúc xạ bằng phương pháp Femto Lasik.
- Phẫu thuật khúc xạ bằng phương pháp Relex Smile.
- Phẫu thuật khúc xạ can thiệp nội nhãn - Phakic ICL.
- Phẫu thuật khúc xạ bằng phương pháp Presbyond dành cho người mắc tật cận thị và lão thị.
3. Sử dụng kính áp tròng cứng
Kính áp tròng cứng Ortho-K
Kính áp tròng cứng (RGP - Rigid Gas Permeable) là loại kính được làm từ nhựa tổng hợp (LRPO) có khả năng truyền dẫn oxy cực kỳ tốt. Tuy được gọi là kính áp tròng cứng nhưng hiện nay kính đều được sản xuất với vật liệu tiên tiến và an toàn cho mắt.
Loại kính áp tròng này thường được sử dụng để điều trị các tật khúc xạ về mắt mà không cần mổ. Trước khi đeo, người dùng sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về kích thước và độ cận rồi đặt sản xuất, chính vì thế loại kính áp tròng này có giá thành khá cao. Sau khi nhận được kính, người dùng sẽ sử dụng vào ban đêm (khi đi ngủ), sáng hôm sau thì thị lực sẽ được hồi phục.
Loại kính áp tròng cứng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là Orthokeratology (Ortho-K).
* Ưu điểm
Khi đeo kính áp tròng cứng nó có thể giúp bạn khống chế được mức độ tiến triển của tật cận thị ở trẻ em.
Thị lực của bạn sẽ được cải thiện tốt mà không cần phải mang kính gọng hay kính tiếp xúc suốt cả ngày. Thậm chí bạn không cần sử dụng những phương pháp phẫu thuật mắt tốn kém khác.
Nếu như các loại phẫu thuật mắt chỉ áp dụng cho người trên 18 tuổi thì kính áp tròng cứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Rất ít nguy cơ biến chứng nếu bạn tuân thủ quy trình tháo lắp, vệ sinh kính.
* Nhược điểm
Phải thường xuyên tái khám để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt, việc này gây khá nhiều bất tiện.
Kính rất dễ bị trầy xước thậm chí là vỡ nếu như gặp phải chấn động mạnh.
Bạn phải duy trì việc sử dụng kính áp tròng cứng nếu không giác mạc sẽ tái trở lại hình dạng ban đầu, độ cận thị trở lại như cũ.
4. Chữa tật cận thị bằng các bài tập "thể dục cho mắt"
Tập thể dục cho mắt (ảnh minh họa)
Chắc chắn bạn đã từng thấy những thông tin trên mạng cho rằng các bài tập chữa cận thị có thể đảo ngược tình trạng cận thị và điều chỉnh thị lực của bạn một cách “tự nhiên”. Điều này có thực sự chính xác?
Có rất ít bằng chứng khoa học đáng tin cậy cho thấy các bài tập cho mắt có thể cải thiện thị lực. Tuy nhiên, các bài tập có thể giúp bạn giảm mỏi mắt và cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt nếu mắt bạn phải tập trung trong thời gian dài. Tình trạng được gọi là mỏi mắt do kỹ thuật số thường gặp ở những người làm việc với máy tính cả ngày. Tình trạng này có thể gây ra khô mắt, mỏi mắt, mờ mắt, đau đầu,…
5. Kính áp tròng mềm
Kính áp tròng mềm trong suốt
Kính áp tròng mềm là một loại kính được sử dụng để cải thiện tật khúc xạ, có tính thẩm mỹ cao, có thể dùng thay thế kính gọng (không dùng khi đi ngủ). Ngoài ra, kính áp tròng mềm còn được sử dụng như một phụ kiện thời trang, giúp moi đôi mắt trở nên long lanh, cuốn hút hơn trong các buổi tiệc, sự kiện,...
Kính áp tròng mềm còn có ưu điểm về giá cả, mẫu mã đa dạng, chất liệu mỏng nhẹ, êm ái khi đeo suốt ngày dài. Do đó sản phẩm này ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trong giới trẻ.
* Ưu điểm
Kính áp tròng mềm hiện nay được làm bằng 2 loại chất liệu chính là Silicone Hydrogel và Polyhema, giúp lens có cấu tạo mỏng, mềm, êm và dễ chịu khi đeo.
Thiết kế mềm mại, ôm sát và có thể di chuyển theo đồng tử mắt một cách linh hoạt, hạn chế kích ứng mắt.
Lens rất dễ sử dụng, chỉ cần tập đeo vài lần là có thể thành thạo.
* Nhược điểm
Kính áp tròng mềm có một nhược điểm duy nhất đó là không có khả năng điều trị tật khúc xạ ở mắt như kính áp tròng cứng. Mà chỉ hỗ trợ cải thiện tầm nhìn như kính gọng thông thường.
Ngoài ra đeo kính áp tròng mềm bạn sẽ dễ gặp các vấn đề phiền toái nếu không dùng đúng cách.
Có rất nhiều loại kính áp tròng ví dụ: kính áp tròng cận, kính áp tròng viễn, kính áp tròng loạn thị… Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta sẽ đi vào chi tiết xung quanh kính áp tròng mềm hỗ trợ cận thôi nhé!
LENS CẬN LÀ GÌ ?
Lens cận hay còn gọi là kính áp tròng cận, kính sát tròng cận. Lens cận là một loại thấu kính nhỏ, mỏng và uốn cong, được đặt trực tiếp lên tròng đen của mắt dùng để hỗ trợ điều trị tật cận thị. Lens cận có 2 loại: không màu và có màu. Riêng loại lens cận có màu, ngoài việc hỗ trợ cận thì còn dùng để tạo màu mắt khác so với màu mắt thật, giúp thay đổi diện mạo và tạo nên phong cách riêng cho người đeo lens.
Lens cận có thời gian sử dụng ngắn: 1 ngày, 1 tháng, 3 tháng,.. và đem lại tầm nhìn tối ưu như kính gọng cho người đeo.
ĐEO LENS CẬN CÓ TỐT KHÔNG ?
Kính áp tròng mềm dành cho mắt cận không những được yêu thích bởi các bạn trẻ, mà còn rất được lòng giới văn phòng, vận động viên thể thao, diễn viên,.. vì mang tính thời trang và vô cùng tiện lợi. Thế nhưng, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau khi đeo lens:
Với những bạn đeo lens lần đầu, bạn chỉ nên đeo 2 tiếng/ngày, và tăng dần vào những ngày sau đó để mắt dễ dàng thích nghi với lens hơn.
Cần đeo lens đúng theo thời gian quy định của từng loại lens để tránh những mối nguy hại cho mắt như đỏ mắt, cộm mắt, khô mắt.
Nên đeo lens từ 6-8h/ngày đối với lens được làm từ chất liệu Polyhema và 12-24h/ngày đối với lens Silicone Hydrogel.
Nên ngâm lens và nhỏ mắt trước khi đeo.
CÁCH CHỌN ĐỘ CẬN CHO LENS CẬN
Bảng chỉ mang tính chất tham khảo - Nên nhờ KTV khúc xạ tư vấn, không tự ý hạ độ
Kính gọng thường sẽ cách mắt tầm 11-12mm, trong khi kính áp tròng lại áp sát vào mắt. Do đó khi lấy độ cho kính áp tròng chúng ta cần phải giảm độ cận xuống từ 0.25 đến 0.5 độ so với độ kính gọng. Đây sẽ là độ cận lý thuyết dành cho kính áp tròng. Tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo chuyên gia mắt hoặc nơi bán uy tín để được tư vấn độ lens phù hợp.
Ví dụ bạn đeo kính gọng với độ cận là 3.5 độ thì khi độ cận cho kính áp tròng nên chọn chỉ là 3 độ hoặc 3.25 độ.
Tuyệt đối không được sử dụng độ trên phiếu đo của máy đo thị lực từ đó gia giảm ra độ cận của lens. Điều này là sai và sẽ khiến mắt cảm thấy choáng hoặc mỏi mắt do lấy sai độ. Thông số cận – loạn chính xác chỉ có được sau bước kiểm tra lại bằng gá thử.
Quy trình đo mắt dành cho lens cận phải thực hiện đủ các bước:
Bước 1 - Đo mắt bằng máy đo thị lực
Bước 2 - Kiểm tra lại bằng kính thử
Bước 3 - KTV khúc xạ cho bạn độ để đeo kính gọng
Bước 4 – Dựa vào độ kính gọng để tinh chỉnh, gia giảm cho ra độ cận tối ưu nhất để đeo lens cận.
LENS CẬN LOẠI NÀO TỐT ?
Hiện tại thì trường có rất nhiều loại kính áp tròng với thành phần cấu tạo đa dạng nhưng đều có thể gộp chung lại thành 2 dòng chất liệu chính là Polyhema và Silicone Hydrogel.
Với Polyhema, đây là dòng kính áp tròng truyền thống với chất liệu nhựa sinh học thân thiện với cơ thể thiết kế nhằm mục đích sử dụng ngắn từ 6-8 tiếng/ngày. Polyhema chủ yếu trao đổi khí thông qua các phân tử ngậm nước (Water Content).
Với kính áp tròng cận ngâm nước cao (Water content > 50%) thì mắt sẽ dễ dàng hấp thụ Oxy hơn, đồng nghĩa với việc các phân tử ngậm nước sẽ hút nhiều nước mắt hơn. Do đó nó sẽ không phù hợp với người có chứng khô giác mạc hoặc mắt điều tiết ít nước mắt. Với người dùng có tuyến mắt hoạt động bình thường sẽ cảm thấy thoải mái và đeo lâu hơn khi sử dụng dòng lens này.
Với kính áp tròng cận ngậm nước thấp (Water content <50%) thì mắt sẽ ít hấp thụ Oxy hơn nhưng đồng thời cũng sẽ ít hút nhiều nước mắt hơn. Do đó nó sẽ phù hợp với người có chứng khô giác mạc hoặc điều tiết ít nước mắt. Tuy nhiên, với người dùng có tuyến mắt hoạt động bình thường sẽ dễ cảm thấy khô khi sử dụng dòng lens này.
Dòng sản phẩm mới nhất hiện nay là Silicone Hydrogel với chất liệu tiên tiến có thể tự thẩm thấu Oxy mà không phụ thuộc vào tinh thể nước. Dù bạn mới tập đeo, hay đã sử dụng qua nhiều loại lens, thì lens Silicone Hydrogel chính là sự lựa chọn hoàn hảo với những đặc điểm vượt trội hơn hẳn các dòng lens thông thường :
Cấu tạo lens siêu mỏng, thẩm thấu oxy gấp 7 lần lens thường, giảm thiểu tối đa tình trạng khô mắt do kính áp tròng gây ra.
Chống tia UV bảo vệ mắt.
Thời gian đeo lên đến 12-24h/ngày.
Không cần nhỏ mắt quá nhiều như kính áp tròng thông thường.
LENS CẬN GIÁ BAO NHIÊU ?
Hiện tại, thị trường Việt Nam có rất nhiều loại kính sát tròng với đa dạng nguồn gốc xuất xứ : Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, v.v.. Trong đó, kính áp tròng được nhập khẩu từ Hàn Quốc thường có chất lượng tốt và giá thành ổn định nên rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.
Contact lens cận thị cao cấp chính hãng có rất nhiều loại
Kính áp tròng cận trong suốt, không màu : Giá dao động 150.000 – 300.000 đ
Kính áp tròng 1 ngày có độ : Giá dao động 50.000 – 100.000 đ
Kính áp tròng màu (đeo tối đa 8h/ngày) : Giá dao động 200.000 – 250.000 đ
Kính áp tròng Silicone Hydrogel (đeo được 12h-24h/ngày) : Giá dao động 300.000 – 500.000
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại kính áp tròng phù hợp.
Giá sản phẩm tại Angel Eyes Contact Lens
Kính áp tròng cận trong suốt, không màu
+ Lens cận 3 tháng Polyhema (đeo tối đa 8h/ngày): 200.000 VNĐ/cặp
+ Lens cận 3 tháng Silicone Hydrogel (tối đa 24h/ngày): 350.000 VNĐ/cặp
+ Lens 1 ngày Hàn Quốc: 80.000 VNĐ/cặp
+ Lens 1 ngày Acuvue của Mỹ: 84.000 VNĐ/cặp
Kính áp tròng cận có màu
+ Lens cận 3 tháng Classic (đeo tối đa 8h/ngày): 250.000 VNĐ/cặp
+ Lens cận 3 tháng Silicone Hydrogel (đeo tối đa 24h/ngày): 350.000 VNĐ/cặp
+ Lens 1 ngày Hàn Quốc: 100.000 VNĐ/cặp
Ngoài ra, Angel Eyes còn có dòng lens cận loạn chuyên dụng dành cho mắt cận loạn chất liệu Silicone Hydrogel với giá 550.000 VNĐ/cặp.
Giá trên đã bao gồm khay đựng và dụng cụ hỗ trợ đeo lens. Ngoài ra, Angel Eyes còn thường xuyên có chương trình khuyến mãi hoặc tặng kèm nhiều phần quà nhỏ .
HƯỚNG DẪN ĐEO LENS CẬN
* Cách đeo kính áp tròng cận
Đeo kính áp tròng cận trong suốt hay kính áp tròng màu có độ, chúng ta nên chú ý những điều sau:
• Nên đeo kính áp tròng cận trước khi makeup, nếu bột phấn có lỡ rơi vào mắt, nhẹ nhàng lấy tăm bông chặm và lấy bụi ra. Song song đó bạn cần nhỏ mắt trước khi đeo lens cận để tẩy bụi hoàn toàn. Bạn có thể sử dụng khăn giấy để ngay khóe mắt để thấm nước nhỏ mắt lens dư, tránh làm nước nhỏ chảy ra ngoài sẽ làm trôi lớp makeup.
• Bạn đừng bỏ qua bước nhỏ mắt cho lens nhé, vì nhỏ mắt khi đeo lens có thể giúp làm sạch mắt nếu vô tình có bụi rơi vào. Đồng thời nước nhỏ mắt cho người đeo lens còn giúp cân bằng độ ẩm cho cả mắt và lens cận nữa.
• Nếu không có dụng cụ đeo kính áp tròng, bạn cần rửa tay thật kỹ và không để móng tay tiếp xúc với lens, chỉ dùng phần thịt ở đầu ngón tay để đeo lens (tránh làm trầy giác mạc hay rách lens).
* Cách tháo kính áp tròng cận
• Trước khi tháo kính áp tròng, bạn nên nhỏ thêm 1-2 giọt mỗi bên mắt để cấp ẩm lại cho giác mạc & lens cận. Điều này giúp việc tháo lens ra sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
• Nếu không có dụng cụ tháo lens, bạn cần rửa tay thật kỹ và không để móng tay tiếp xúc với lens, chỉ dùng phần thịt ở đầu ngón tay để tháo lens (tránh làm trầy giác mạc hay rách lens).
• Sau khi tháo lens, nhỏ thêm 1-2 giọt mỗi bên để cấp ẩm lại cho mắt. Lúc này có thể nhỏ các loại thuốc nhỏ mắt khác.
• Kính áp tròng khi lấy ra khỏi mắt nên để ngay vào trong khay đựng lens đã có sẵn dung dịch ngâm mới.
Video hướng dẫn đeo kính áp tròng cận theo tiêu chuẩn của chuyên gia nhãn khoa
Hot girl Lilly Luta hướng dẫn đeo lens
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐEO LENS CẬN
Nếu cận lệch độ, chú ý trên nắp khay đựng lens có chữ L (Left - Trái), và R (Right - Phải). Chỉ cần để lens cận vào đúng bên là được.
Nên hạ xuống 0,25 - 0,5 độ so với độ đeo kính để tránh bị choáng khi đeo lens cận. Nếu vừa cận vừa loạn thì không cần hạ độ cận, nhưng trường hợp này bạn cần cung cấp rõ độ để được tư vấn kỹ hơn.
Cần chuẩn bị thêm kính mát nếu đeo lens cận để đi xe, kính sẽ giúp chắn bụi và chắn gió, mắt sẽ đỡ khô hơn.
Khi bóc lens ra từ lọ/vỉ, nên ngâm lens cận ít nhất 4 tiếng bằng dung dịch ngâm để loại trừ chất bảo quản có trong nước từ lọ/vỉ lens (lens 1 ngày bỏ qua bước này).
Sau mỗi lần đeo kính áp tròng cận, nên thay nước ngâm mới, luôn giữ cho nước ngâm sạch & trong, vì nếu có bụi bẩn bám lại, lens cận sẽ rất dễ bị trầy, lúc này đeo sẽ rất cộm.
Trong trường hợp không dùng lens cận mỗi ngày, chú ý thay nước ngâm lens cách ngày để đảm bảo vệ sinh.
Trong quá trình đeo lens cận, nên nhỏ mắt thường xuyên bằng nước nhỏ mắt chuyên dụng, tránh để lens cận và mắt bị khô, việc này cũng giúp kéo dài tuổi thọ của lens cận.
Trước khi đeo kính sát tròng cận vào mắt, nên nhỏ mắt, hoặc nhỏ vào lens 1 giọt để giữ ẩm, giúp lens dễ bám vào mắt hơn.
Trong khi đeo, nên thường xuyên nhỏ mắt để giữ ẩm cho cả mắt và lens cận, vì nếu để quá khô thì mắt sẽ dễ bị ngứa, mỏi, khó chịu, đồng thời lens cận cũng sẽ dễ rơi ra khỏi mắt vì thiếu ẩm.
Sau khi tháo lens cận, nhỏ thêm 1-2 giọt mỗi bên để cấp ẩm lại cho mắt. Lúc này có thể nhỏ các loại thuốc dưỡng mắt khác.
LƯU Ý: Trong quá trình đeo kính áp tròng cận, chỉ sử dụng nước nhỏ mắt chuyên dụng dành cho contact lens. Không được tự ý dùng các loại khác.
Không được bỏ qua việc nhận biết đúng mặt lens cận, cần phải nắm rõ bước này để hạn chế tối đa tổn thương mắt.
Không sử dụng chung kính áp tròng cận với người khác để đảm bảo an toàn cho mắt. Có một số trường hợp bệnh lý về mắt của người A rất có thể ảnh hưởng sang người B nếu dùng chung.
Không mang lens cận khi đi bơi (xuống nước), hay tiếp xúc quá gần với nơi/vật có nhiệt độ cao (khi đi ăn đồ nướng, lẩu,..), đi dưới mưa.
Nếu có bụi rơi vào mắt, chớp mắt nhẹ nhàng, bụi sẽ tự rơi ra, tuyệt đối không được dụi vì sẽ làm trầy giác mạc.
Đừng bỏ qua bước nhỏ mắt, nước nhỏ có thể giúp làm sạch mắt nếu vô tình có bụi rơi vào. Đồng thời cân bằng độ ẩm cho cả mắt và lens cận nữa.
Nếu bạn cảm thấy mắt cộm như có bụi rơi vào, nên lập tức thay nước ngâm mới và bóc lens cận ra rửa lại thật kỹ, có thể rửa bằng máy rửa kính áp tròng, trong trường hợp không có máy rửa kính áp tròng, rửa sạch tay, cho một ít dung dịch ngâm vào lòng bàn tay, chà sát 2 lòng bàn tay để rửa lens cận.
Tuyệt đối không rửa bằng xà bông, như vậy lens cận sẽ không sử dụng được nữa, vì trong nước ngâm đã có tính năng sát khuẩn lens cận rồi.
Nếu đeo lens cận nhưng cảm thấy lens cận không áp vào tròng đen, khi bạn liếc mắt qua lại, lens không di chuyển theo tròng đen mà đứng im, hay bị cộm hoặc hơi rát mắt, lúc này mặt lens đã bị sai mặt, lập tức lấy lens cận ra và trở lens lại mặt đúng.
Nên đeo lens cận trước khi makeup, nếu bột phấn có lỡ rơi vào mắt, nhẹ nhàng lấy tăm bông chặm và lấy bụi ra, đồng thời nhỏ mắt, tránh làm nước nhỏ chảy ra ngoài sẽ làm trôi lớp makeup.
Có trường hợp mặc dù đã nhỏ mắt trước khi đeo, thay nước ngâm cách ngày, nhưng khi đeo vào mắt vẫn hơi rát và chảy nước mắt. Lúc này bạn nhắm mắt lại tầm 15 giây, sau đó mở ra và nhỏ mắt thêm 1 lần nữa, mắt sẽ dịu lại và không rát hay chảy nước mắt nữa.
Nếu vẫn còn cay, bạn lấy lens cận ra cho mắt nghỉ một chút, sau đó thao tác lại từ đầu nhé.
ĐỊA CHỈ MUA LENS CẬN UY TÍN
Một trong những địa chỉ mua lens cận trong suốt, kính áp tròng cận có màu được ưa chuộng nhất hiện nay là Angel Eyes Contact Lens. Các sản phẩm lens cận của Angel Eyes đều được nhập trực tiếp từ Hàn Quốc, có giấy chứng nhận an toàn của Bộ Y Tế Việt Nam và được ưa chuộng bởi hàng triệu khách hàng trong suốt 7 năm hoạt động.
Cửa hàng Angel Eyes Contact Lens tại 501 Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, Quận Phú Nhuận
Giấy phép của Bộ Y Tế cấp cho các sản phẩm kính áp tròng Angel Eyes năm 2022
Tại đây, ngoài việc toàn bộ các mẫu kính áp tròng có sẵn độ cận, thì bạn còn được đội ngũ nhân viên thân thiện, tận tâm của Angel Eyes tư vấn các mẫu hợp với phong cách riêng của mình. Ngoài ra, Angel Eyes còn hỗ trợ hướng dẫn đeo kính áp tròng cho những bạn mới đeo lần đầu, chỉ từ 10-30 phút là bạn đã có thể đeo lens cận 1 cách thuần thục.
Bên cạnh đó, Angel Eyes còn giao hàng tận nơi (trong ngày) trên toàn quốc khi bạn có nhu cầu mua lens cận ở các quận các quận trung tâm, kể cả quận Gò Vấp, quận Bình Tân, quận Hóc Môn, quận Bình Chánh, …
Đối với tất cả khách hàng sử dụng sản phẩm kính áp tròng cận tại Angel Eyes, hang sẽ hỗ trợ bảo hành 1 đổi 1 cho những sản phẩm bị lỗi từ nhà sản xuất trong 2 tuần đầu tiên. Trong suốt quá trình sử dụng, Angel Eyes luôn theo dõi và tận tình chăm sóc, hướng dẫn thêm cho khách hàng. Với những lợi ích này, thì Angel Eyes Contact Lens là địa điểm bán lens cận uy tín mà bạn không thể bỏ qua!
Hi Angel! Cám ơn các bạn đã luôn tin tưởng và đồng hành với kính áp tròng Angel Eyes suốt thời gian vừa qua. Bạn hãy bấm vào ô bên dưới để nhận MÃ QUÀ TẶNG miễn phí nhé!
Cùng lưu lại các thông tin của Angel Eyes Contact Lens nào ♥
501 Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, Quận Phú Nhuận
Giờ mở cửa: 8h30 – 21h (Thứ Hai – Thứ Bảy) | 8h30 – 20h (Chủ Nhật)
Hotline: 0932 004 221 - 0982 004 221
Điện thoại: (028) 6264 7008
Website: www.angeleyes.vn
Instagram: @angeleyes.vn
Fanpage: Angel Eyes Contact Lens
Chắc hẳn bạn cũng đã có cho bản thân mình những câu trả lời thật chuẩn xác rồi, Angel Eyes chúc bạn sớm tìm được mẫu lens ưng ý, luôn xinh xắn, yêu đời và thật tự tin vào bản thân mình nhé!
Tag:Mua kính áp tròng cận, Mua kính áp tròng, Lens mắt cận, Lens mắt bao nhiêu tiền, Lens mắt Hàn Quốc, Lens mắt đẹp, Lens mắt là gì, Lens mắt có hại không, Quận 1, Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8. Ship 10k: Quận Bình Tân, Quận 7,Quận 2, Quận Thủ Đức, Quận 9. Ship 30k: Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè. Ship Bưu điện: Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên,Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ
Viết bình luận
Bình luận