Cận Thị Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Cận Thị Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Mục lục [Ẩn]

Cận Thị Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa


Cận thị là gì?


Cận thị (tên khoa học: Myopia) là một tật khúc xạ phổ biến ở mắt, khiến người mắc khó nhìn rõ các vật ở xa nhưng vẫn có thể thấy rõ các vật ở gần. Đây là một tình trạng khá phổ biến và ngày càng gia tăng, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên nhất là từ 8-12 tuổi.Ở tuổi thiếu niên khi cơ thể phát triển nhanh chóng thì tình trạng của mắt cũng trở nên nghiêm trọng hơn.


Nguyên nhân gây cận thị


Cận thị xảy ra khi nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, khiến tia sáng hội tụ trước võng mạc thay vì ngay trên võng mạc. Một số nguyên nhân chính bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bị cận thị, con cái có nguy cơ cao mắc bệnh. Có một số trường hợp trẻ em có ba mẹ không cận thị vẫn bị cận thị. Điều này các bác sĩ vẫn chưa hiểu tại sao. Vì vậy, cận thị có nhiều nguyên nhân và di truyền chỉ là một phần.

  • Thói quen sinh hoạt: Đọc sách, sử dụng điện thoại, máy tính trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng

  • Môi trường sống: Thiếu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là ở trẻ em trường hợp trẻ em tiếp xúc liên tục với ánh sáng xanh cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt


Triệu chứng của cận thị


Những dấu hiệu người mắt cận thị thường gặp phải:

  • Nhìn xa bị mờ, khó nhận diện rõ ràng các vật ở khoảng cách xa.

  • Hay nheo mắt để nhìn rõ hơn.

  • Mỏi mắt, nhức đầu khi tập trung nhìn xa trong thời gian dài.

  • Dễ bị mệt mỏi khi đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử.


Cách phòng ngừa và điều trị cận thị


Phòng ngừa cận thị

  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử quá lâu, nghỉ ngơi sau mỗi 30-40 phút làm việc.

  • Học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng.

  • Giữ khoảng cách hợp lý khi đọc sách hoặc dùng máy tính (khoảng 30-40 cm).

  • Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt như cá, cà rốt, rau xanh, quả mọng.

  • Tăng cường hoạt động ngoài trời, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.

Điều trị cận thị và hỗ trợ mắt cận thị như thế nào?

-Đeo kính cận:

Là giải pháp phổ biến nhất giúp điều chỉnh thị lực.Nhưng bên cạnh đó đeo kính cận lại khá nhiều bất tiện vì nếu độ cận mắt tăng lên đồng nghĩa với việc độ dày của kính cũng tăng theo tạo cảm giác nặng nề và mất thẩm mỹ cho người sử dụng.


Kính áp tròng – Giải pháp thay thế tiện lợi

Kính áp tròng (contact lens) là một lựa chọn lý tưởng cho những ai không muốn đeo kính gọng. Đặc biệt, kính áp tròng cận thị giúp cải thiện thị lực mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên, phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và phong cách sống năng động.

  • Ưu điểm của kính áp tròng:
    Mang lại tầm nhìn sắc nét, không bị hạn chế góc nhìn như kính gọng thoải mái khi vận động, phù hợp với người chơi thể thao.Nhiều loại kính áp tròng có khả năng giữ ẩm, giúp mắt không bị khô khi đeo lâu.Đa dạng về mẫu mã, có cả kính áp tròng trong suốt và kính áp tròng màu giúp thay đổi màu mắt tự nhiên.

Các loại kính áp tròng phổ biến:

  • Kính áp tròng mềm: Phù hợp với hầu hết người bị cận thị, có nhiều loại cũng như nhiều hạn mức thời gian sử dụng như kính áp tròng dùng một ngày, một tháng hoặc lâu hơn.

  • Ortho-K (Kính áp tròng định hình giác mạc ban đêm): Giúp kiểm soát độ cận, đặc biệt hiệu quả với trẻ em.

  • Kính áp tròng màu: Vừa điều chỉnh tật khúc xạ vừa giúp đôi mắt trông nổi bật hơn. giúp bạn thay đổi phong cách hàng ngày mà vẫn đảm bảo an toàn cho mắt:

  • Phẫu thuật khúc xạ (LASIK, SMILE, PRK):

Dành cho những người muốn điều trị cận thị vĩnh viễn. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ vì phẫu thuật có thể có rủi ro và không phải ai cũng phù hợp.


Kính áp tròng cận thị là gì? Lens cận và kính áp tròng cận có gì khác nhau?


Kính áp tròng cận thị là một loại thấu kính mỏng, trong suốt hoặc có màu, được đặt trực tiếp lên bề mặt giác mạc của mắt để cải thiện thị lực hoặc phục vụ mục đích thẩm mỹ. Đây là một sản phẩm thay thế cho kính gọng truyền thống, giúp người đeo có tầm nhìn rõ ràng mà không cần khung kính cồng kềnh

Cấu tạo của kính áp tròng

Kính áp tròng thường được làm từ các vật liệu mềm dẻo hoặc cứng, có khả năng thấm khí để đảm bảo oxy có thể tiếp xúc với giác mạc giúp người mang dêc chịu song song đó là an toàn cho mắt. Các loại vật liệu phổ biến bao gồm:

Hydrogel: Lens hydrogel được làm từ polymer có khả năng ngậm nước cao, giúp kính duy trì độ ẩm, giảm thiểu tình trạng khô mắt khi đeo trong thời gian dài.Lens hydrogel có mức độ thấm khí (Dk/t) thấp hơn so với Silicone Hydrogel, nhưng vẫn đủ để cung cấp oxy cho giác mạc.Thường thích hợp cho người có thời gian đeo ngắn trong ngày (dưới 8 giờ).

Silicone Hydrogel: Là dòng lens được sản xuất tiên tiến hơn Hydrogel mang lại cho người sử dụng tầm nhìn rõ nét siêu mỏng độ thấm khí gấp 5-6 lần lens thông thường, Silicone Hydrogel giúp mắt luôn đủ oxy, ngăn ngừa tình trạng khô, mỏi và đỏ mắt khi đeo lâu. Nhờ khả năng giữ ẩm vượt trội, lens không gây cộm, không rát, cực kỳ phù hợp với người có mắt khô hoặc làm việc trong môi trường máy lạnh. Chất liệu mỏng nhẹ tự nhiên, ôm sát mắt, hạn chế dịch chuyển, mang lại cảm giác dễ chịu như không đeo.có thể sử dụng liên tục 10-12 tiếng/ngày mà vẫn thoải mái, một số loại còn được thiết kế để đeo qua đêm an toàn. Không chỉ mềm mại mà còn bền hơn, ít rách hơn lens thông thường, giúp tiết kiệm chi phí thay mới. Đây là lựa chọn lý tưởng cho dân văn phòng, người bận rộn, mắt khô, nhạy cảm hay đơn giản là những ai yêu thích sự thoải mái, tự nhiên khi đeo kính áp tròng.

PMMA (Polymethyl Methacrylate):Chất liệu bền, có thể sử dụng lâu dài không dễ bị rách hay biến dạng như lens mềm chất liệu trong suốt, giúp cải thiện tầm nhìn rõ ràng Không hấp thụ protein hay bụi bẩn, ít gây nhiễm trùng hơn so với lens mềm.Tuy nhiên mẫu chất liệu này không thấm khí, có thể gây thiếu oxy cho giác mạc nếu đeo quá lâu.Cứng và khó thích nghi, người mới sử dụng có thể cảm thấy khó chịu trong thời gian đầu.Cần đeo trong thời gian ngắn, không phù hợp để đeo cả ngày.Không linh hoạt, không phù hợp với người có giác mạc cong hoặc bị loạn thị nặng

RGP (Rigid Gas Permeable):Là loại kính cứng, thấm khí tốt, giúp mắt hấp thụ oxy và giảm nguy cơ khô mắt. Chúng mang lại tầm nhìn sắc nét, bền hơn kính mềm và phù hợp cho người bị loạn thị cao hoặc giác mạc không đều. Tuy nhiên, RGP cần thời gian thích nghi, dễ rơi hơn kính mềm và có chi phí ban đầu cao. Để bảo quản, cần vệ sinh đúng cách với dung dịch chuyên dụng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai cần thị giác ổn định và chất lượng hơn.

Lens cận và kính áp tròng cận có gì khác nhau?

  • Lens cận, lens mắt cận hay kính áp tròng cận thực chất đều là những cách gọi khác nhau của cùng một sản phẩm hỗ trợ thị lực cho người bị cận thị. Không chỉ giúp thay thế kính gọng truyền thống, lens cận còn mang lại sự tiện lợi, thẩm mỹ và tầm nhìn rõ ràng hơn. Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn lens 1 ngày tiện lợi hay lens dài ngày tiết kiệm.


Cách sử dụng kính áp tròng cận thị.


Cách mang kính áp tròng đúng cách:

Khi đeo kính áp tròng cận thị trong suốt, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn và thoải mái:

  • Tước khi đeo kính áp tròng cận thị bạn nên kiểm tra thật kĩ các mặt của kính áp tròng cận thị cả 2 bên kính áp tròng trái và phải tránh tình trạng mang ngược kính sẽ gây ra hiện tượng mắt của mình bị cộm,khó chịu,chảy nước mắt .Nếu trong trường hợp bạn có trang điểm nên đeo kính trước khi trang điểm để tránh bụi phấn rơi vào mắt. Nếu có phấn rơi vào, hãy dùng tăm bông nhẹ nhàng chặm để lấy bụi ra. Trước khi đeo kính áp tròng cận thị, bạn nên nhỏ mắt bằng dung dịch chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn hoàn toàn. Sau đó, có thể dùng khăn giấy đặt ở khóe mắt để thấm nước nhỏ mắt dư, tránh làm trôi lớp trang điểm.

  • Nhỏ một giọt nước nhỏ mắt chuyên dụng vào kính áp tròng trước khi đeo sẽ giúp kính dễ bám vào mắt hơn và tăng độ ẩm cho mắt. Khi đeo lens, nếu vô tình có bụi bay vào mắt, việc nhỏ nước nhỏ mắt sẽ giúp làm sạch ngay lập tức. Đồng thời, nước nhỏ mắt dành cho người đeo lens cũng giúp duy trì độ ẩm tự nhiên, hạn chế khô mắt và khó chịu.

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo kính, nếu không có dụng cụ hỗ trợ, hãy đảm bảo tay bạn đã được rửa sạch và lau khô. Không để móng tay chạm vào kính để tránh làm trầy giác mạc hoặc rách kính. Chỉ dùng phần thịt mềm ở đầu ngón tay để đặt kính lên mắt một cách nhẹ nhàng và chính xác.Nhưng tốt nhất vẫn nên sở hữu cho một bộ dụng cụ đeo lens sẽ toàn và thuận tiện hơn cho việc đeo lens.

Cách tháo kính áp tròng cận thị đúng cách

Để tháo kính áp tròng cận thị một cách an toàn và dễ dàng, bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  • Nhỏ 1-2 giọt nước nhỏ mắt chuyên dụng vào mỗi bên mắt trước khi tháo kính để cấp ẩm cho giác mạc và lens. Điều này giúp kính mềm hơn, dễ trượt ra khỏi mắt mà không gây khô hay khó chịu.

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi tháo lens nếu không có dụng cụ hỗ trợ. Hãy đảm bảo tay khô ráo và không để móng tay tiếp xúc trực tiếp với kính. Chỉ sử dụng phần thịt mềm ở đầu ngón tay để nhẹ nhàng kẹp lens ra khỏi mắt, tránh làm trầy giác mạc hoặc rách kính.Sau khi tháo kính, nhỏ thêm 1-2 giọt nước nhỏ mắt để giúp mắt duy trì độ ẩm và giảm cảm giác khô. Lúc này, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để bảo vệ mắt tốt hơn.

  • Bảo quản kính ngay sau khi tháo bằng cách đặt vào khay đựng đã chứa sẵn dung dịch ngâm mới. Hãy tập thói quen đặt kính vào đúng ngăn L (trái) hoặc R (phải) để tránh nhầm lẫn, đặc biệt nếu bạn có độ cận lệch giữa hai mắt.Thực hiện đúng cách tháo và bảo quản kính áp tròng sẽ giúp bạn duy trì đôi mắt khỏe mạnh, giảm nguy cơ kích ứng và kéo dài tuổi thọ của kính áp tròng cận thị.

quét mã hướng dẫn để xem video thực hiện dễ dàng hơn nhé


Giá kính áp tròng cận thị là bao nhiêu?


Trên thị trường hiện nay, kính áp tròng cận thị có nhiều mẫu mã, xuất xứ từ Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Trong đó, lens nhập khẩu từ Hàn Quốc được ưa chuộng nhất nhờ chất lượng cao, độ an toàn tuyệt đối và mức giá hợp lý.

Mức giá tham khảo cho các loại kính áp tròng cận thị trên thị trường:

  • Kính áp tròng cận trong suốt, không màu: 150.000 – 300.000 VNĐ

  • Kính áp tròng 1 ngày có độ: 50.000 – 100.000 VNĐ/cặp

  • Kính áp tròng màu (đeo tối đa 8h/ngày): 200.000 – 250.000 VNĐ/cặp

  • Kính áp tròng Silicone Hydrogel (đeo từ 12h – 24h/ngày): 300.000 – 500.000 VNĐ/cặp

Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn loại lens phù hợp để vừa bảo vệ mắt


Giá Lens Cận Thị Chính Hãng Tại Angel Eyes Contact Lens

Kính Áp Tròng Trong Suốt, Không Màu

Kính Áp Tròng Có Màu

Mua lens tại Angel Eyes bạn sẽ được tặng kèm khay đựng và dụng cụ hỗ trợ đeo lens. Ngoài ra, shop thường xuyên có các chương trình ưu đãi giúp bạn sở hữu kính áp tròng chất lượng với giá tốt nhất.

Liên hệ ngay để được tư vấn và chọn lens phù hợp!


Địa chỉ shop bán kính áp tròng cận thị uy tín là ở đâu?


Nếu bạn vẫn đang bâng khuâng chưa chọn được địa chỉ bán kính áp tròng cận thị trong suốt uy tín, chất lượng và giá tốt để trao gửi niềm tin,,thì Angel Eyes Contact Lens chính là sự lựa chọn hàng đầu mà bạn đáng trải nghiệm. Tất cả các dòng lens cận không màu tại Angel Eyes đều được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, đạt chứng nhận an toàn của Bộ Y Tế Việt Nam và được hàng triệu khách hàng tin dùng suốt 7 năm qua

.Không chỉ cung cấp đầy đủ các mẫu lens có sẵn độ, Angel Eyes còn có đội ngũ nhân viên tận tâm, sẵn sàng tư vấn giúp bạn chọn được loại kính phù hợp nhất với nhu cầu và phong cách riêng. Đặc biệt, nếu bạn lần đầu đeo kính áp tròng, đừng lo lắng! Đội ngũ nhân viên của Angel Eyes sẽ hướng dẫn chi tiết, giúp bạn làm quen chỉ trong 10-30 phút.

Ngoài ra, Angel Eyes còn có dịch vụ giao hàng tận nơi siêu tốc, hỗ trợ ship trong ngày tại các quận trung tâm, kể cả Gò Vấp, Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh…, giúp bạn dễ dàng sở hữu đôi lens ưng ý mà không cần phải chờ đợi lâu.Với hệ thống chi nhánh phủ rộng khắp cả nước, Angel Eyes Contact Lens luôn sẵn sàng mang đến cho bạn trải nghiệm đeo kính áp tròng an toàn, tiện lợi và thoải mái nhất. Dù bạn ở đâu, Angel Eyes vẫn đồng hành để giúp đôi mắt bạn luôn tỏa sáng rạng rỡ, tự tin mọi khoảnh khắc!

Tags: kính áp tròng cận thị, kính sát tròng cận thị, lens mắt cận thị, mắt lens cận thị, lens trong suốt cận thị, shop bán kính áp tròng cận, địa chỉ bán kính áp tròng cận, shop lens gần đây

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

article