Nguy cơ đeo kính áp tròng khi ngủ gây mù lòa

Nguy cơ đeo kính áp tròng khi ngủ gây mù lòa

Mục lục [Ẩn]

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mĩ đưa ra, sau khi phát hiện ra những căn bệnh gây nhiễm trùng ống kính ở mắt gây mù lòa do đeo kính áp tròng, kính giãn tròng ngủ qua đêm, dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho mắt.

Tại 1 Bệnh Viện Mắt Quốc Gia Hoa Kì có đưa ra các báo cáo cho thấy hầu như các căn bệnh nhiễm trùng ống kính chiếm đến 1/5 mà liên quan đến tiếp xúc với kính áp tròng dẫn đến tổn thương vùng mắt và nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh lens mắt kém hoặc do các thói quen xấu như đeo kính áp tròng ngủ qua đêm, không biết cách bảo quản hay đeo lens kính đúng phương pháp.

Có thể bạn chưa biết, rằng việc người đeo kính áp tròng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tổn thương thị lực cao gấp 8 lần và gia tăng trường hợp bị tổn thương mắt vĩnh viễn, thậm chí nặng nhất là mù lòa so với người không đeo lens bình thường nếu bạn không sớm từ bỏ thói quen đi ngủ qua đêm mà vẫn đeo kính áp tròng không phù hợp.

Theo tiến sĩ Micheal Beach, hiện đang làm việc tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tại Mỹ, CDC chia sẻ tình trạng rủi ro khi đeo kính áp tròng khi ngủ: việc sử dụng lens mắt không đúng cách lẫn cách chăm sóc hay bảo quản kính áp tròng không cẩn thận vẫn có thể gây ra các trường hợp nhiễm trùng mắt, qua thời gian sẽ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho đôi mắt của bạn về lâu dài. Mỗi loại lens mắt, kính áp tròng hay kính giãn tròng đều có thời gian đeo lens nhất định trong ngày. Vài kính áp tròng cao cấp có chất liệu được làm bằng Silicone Hydrogel thì có ưu điểm an toàn cho mắt hơn và giúp kéo dài thời gian sử dụng từ 12-24 tiếng nhưng bù lại thì loại lens mắt này thời gian sử dụng bị rút ngắt chỉ còn 6 tháng và sử dụng tốt nhất trong 3 tháng đầu tiên. Nếu bạn thường xuyên đeo kính liên tục trong thời gian dài và lại không vệ sinh cẩn thận sẽ rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và tấn ng giác mạc của đôi mắt bạn.

Vậy làm thế nào để đeo kính áp tròng được an toàn ? Theo thống kê, có đến 20% số người dùng kính áp tròng đã phải găp các vấn đề nghiêm trọng về mắt như bị suy giảm thị lực, tổn thương vùng mắt, nhiễm trùng mà chữa trị bằng cách phẫu thuật cấy ghép giác mạc.

Đeo kính áp tròng khi ngủ hiện nay chỉ duy nhất 1 loại kính áp tròng cứng Ortho-K nhằm giúp điều trị tật khúc xạ. Tiến sĩ Jossi, nguyên là thành viên của Hiệp hội các bác sĩ thẫm mỹ tại Anh đưa ra khuyến cáo: trong quá trình đeo lens, nếu xuất hiện bất kỳ các triệu chứng như bị đỏ mắt, dị ứng hay rát, cay mắt thì hãy ngay lập tức ngừng đeo kính và đến ngay các trung tâm, bác sĩ chuyên về nhãn khoa để có thể biết rõ được nguyên nhân vì sao bạn không thể đeo lens được. Nguyên nhân khách quan thường nhiều người gặp phải là do miếng lens kính bị rách hoặc đường kính của lens mắt không phù hợp, người đeo lens dị ứng với một số thành phần trong dung dịch nước ngâm, nước nhỏ mắt dành cho kính áp tròng. Tốt hơn hết, bạn hãy luôn vệ sinh kính áp tròng theo đúng chỉ định của bác sĩ và chuyên viên bán hàng. Dừng thói quen đeo kính qua đêm để bảo vệ an toàn nhất cho đôi mắt của bạn.

Video hướng dẫn sử dụng kính áp tròng - Angel Eyes Contact Lens



Qua video clip hướng dẫn, các bạn có cái nhìn trực quang, sinh động về cách đeo lens chính xác nhất và nhận biết thêm các lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng kính áp tròng, đảm bảo an toàn cho đôi mắt và luôn tự tin, thoải mái nhất khi đeo lens.

Xem thêm:


KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG HAY KÍNH GIÃN TRÒNG, BẠN CẦN BIẾT NHỮNG LƯU Ý NÀY

ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG KHI NGỦ, KÉO THEO NHỮNG HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO ĐÔI MẮT


ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG SUỐT 2 NĂM, 1BÉ ĐÃ KHÓC RA MÁU

MẸO NHỎ GIÚP BẠN NHÌN RÕ KHI QUÊN MANG KÍNH ÁP TRÒNG CẬN THỊ

Để liên hệ đặt hàng hoặc có những thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể truy cập trang chủ hoặc gọi đến các số hotline (08)6264 7008/ 0932 004 221 để được giải đáp.

Trụ sở ng ty TNHH Angel Eyes tại Việt Nam

Địa chỉ: 501 Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08)6264 7008/ 0932 004 221

Website: http://angeleyes.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/angeleyeslens/

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

article